Tin tức

Ninh Hạo lên đường "cướp vàng"

18/08/2011

Tác phẩm mới nhất của Ninh Hạo, sau bộ phim xấu số No Man’s Land, sẽ xoay quanh những nỗi đau và nạn trộm cướp gia tăng, theo Lưu Uy cho biết.

Đạo diễn Đại lục Ninh Hạo nói rằng bộ phim mới nhất của ông nói về “những nỗi đau đang gia tăng”, là điều gì đó mà anh biết. Kể từ khi bất ngờ bước vào điện ảnh Trung Hoa bằng bộ phim hài kinh phí thấp năm 2006 Crazy Stone, Ninh Hạo đã trở thành một trong số ít các nhà làm phim thành công cả về danh tiếng trước giới phê bình lẫn phòng vé ở Trung Hoa.

Đạo diễn Ninh Hạo quảng bá bộ phim mới ở Thượng Hải, cho biết đó là
sự phối hợp của thể loại trộm cướp, hài thô tục, chiến tranh và hành động

Stone có kinh phí chỉ khoảng 5 triệu nhân dân tệ (778.000 USD) nhưng đã thu về 20 triệu nhân dân tệ. Bộ phim sau đó, Crazy Racer, được sản xuất với kinh phí 20 triệu nhân dân tệ và thu về 100 triệu nhân dân tệ.

Người hâm mộ và các nhà phê bình so sánh Ninh Hạo với Guy Ritchie của Anh, và bộ phim tiếp theo của ông No Man’s Land rất được trông đợi, nhưng lại rất ít người thực sự được xem qua.

Bộ phim đã hoàn thành năm 2009 nhưng chưa bao giờ phát hành, có thể bởi vì không được sự chấp thuận của Cục quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (SARFT).

Nhà biên kịch Triệu Bảo Hoa, một thành viên ủy ban kiểm duyệt của SARFT, đã viết trên blog hồi đầu năm 2010 rằng bộ phim “không có anh hùng, mà chỉ toàn là kẻ ác”. Ngoài ra ông còn chỉ trích bộ phim xa rời thực tế và đạo diễn đã đánh mất ý thức trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, theo một số nhà phê bình mà Ninh Hạo đã mời xem phim ngay sau khi hoàn thành, bộ phim thật xuất sắc.

Tình hình dẫn đến tranh cãi, nhưng Ninh Hạo không bỏ nhiều thời gian vào đó và chuyển sang làm một phim khác.

No Man’s Land là chuyện cũ,” đạo diễn 34 tuổi nói ở trường quay của bộ phim mới, có tên dự kiến là Robbing the Gold, ở Thượng Hải.

Ông nói No Man’s Land đang nằm trong tay công ty sản xuất và ông không biết liệu bộ phim có được trình chiếu hay không.

“Tôi phải tiến lên. Đối với tôi, quan trọng nhất là điều tôi đã học được khi làm bộ phim. No Man’s Land nói về mối quan hệ giữa bản năng động vật của con người và trách nhiệm xã hội. Giờ đây tôi đã có hiểu biết tốt hơn về đề tài này, với tôi thế cũng đủ tốt rồi.”

Ông thích tập trung cuộc chuyện trò vào Robbing the Gold hơn.

Bộ phim lấy bối cảnh ở vùng đông bắc Trung Hoa vào những năm 1930, nơi mà quân Nhật lập nên chính phủ bù nhìn và vua Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa là người cai trị. Các biển hiệu trên đường đều viết bằng tiếng Hoa và tiếng Nhật. Một vài chiếc xe hơi đời xưa được sửa chữa lại cho một vài cảnh quay.

Ninh Hạo cho biết 90% kinh phí được dành cho việc sản xuất thay vì để chọn diễn viên. Nhóm của Ninh Hạo đến Nhật để tìm những tấm ảnh và bưu thiếp thời kỳ đó, và đã chi 3,8 triệu nhân dân tệ để trang trí căn nhà của một nhân vật. Hầu hết đạo cụ, từ cỗ quan tài/bình đựng tro hỏa táng, đến chiếc xe kéo, đều được làm thay vì đi thuê.

Đạo cụ gây chú ý nhất là đống “vàng thỏi”. Đấy là trung tâm của cuộc hành động, tập trung vào vụ cướp ngân hàng của một số thanh niên vào những năm 1930.

Ninh Hạo cũng tuyển dụng một đoàn làm phim ấn tượng, bao gồm Triệu Phi, đạo diễn hình ảnh thực hiện phim Đèn lồng đỏ treo cao của Trương Nghệ Mưu và Small Time Crooks của Woody Allen; và Second Chan, giám đốc nghệ thuật của Kung Fu Hustle (phát hành ở Việt Nam với tên Tuyệt đỉnh kungfu).

Đạo diễn họ Ninh mô tả thể loại của phim là sự kết hợp của trộm cướp, hài thô tục, chiến tranh và hành động, trong khi giám đốc điều hành công ty so sánh phim này với Inglourious Basterds của Quentin Tarantino.

Nhưng phim không có ngôi sao lớn như Brad Pitt. Mặc dù bạn bè của Ninh Hạo như diễn viên hài Hoàng Bột cũng xuất hiện với vai trò khách mời, nhưng các diễn viên chính đều là những gương mặt mới. Bốn trong số họ là sinh viên đến từ lớp đào tạo Ninh Hạo đã bắt đầu từ hồi đầu năm.

“Tôi không bận tâm đến những ngôi sao lớn,” anh nói. “Thay vào đó tôi có niềm tin vào câu chuyện hay và đội ngũ làm phim chất lượng cao. Tôi đã và đang làm như thế kể từ bộ phim đầu tiên và có hiệu quả.”

Bộ phim có những khoảnh khắc hài hước, cũng như loạt phim Crazy, nhưng Ninh Hạo hy vọng phim sẽ để cho khán giả suy nghĩ về “cái giá của sự trưởng thành”.

Mặc dù không tiết lộ cốt truyện, nhưng ông cũng đề cập đến chuyện bọn cướp có lý do chính đáng để làm vậy. Xét nền tảng câu chuyện, thật khó mà kết luận rằng bọn chúng cướp của người Nhật.

“Trưởng thành thường đi cùng nỗi đau,” ông nói. “Vì thế tôi lấy bối cảnh câu chuyện vào thời chiến. Trưởng thành dưới thời chiến thì đau đớn hơn nhiều. Khi chúng ta nói về cái giá của sự trưởng thành ngày nay, tôi chắc rằng những người đã trưởng thành trong suốt thời chiến hẳn sẽ cười. Cái giá của sự trưởng thành là cuộc sống và gia đình. So sánh với họ thì chúng ta chả có gì để phàn nàn cả.”


Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily